LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP | PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC CÀ PHÊ TẠI VINAFIN

14/10/2019

Theo các báo cáo thống kê về tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ cà phê ngày càng tăng, trong năm 2017-2018, tổng sản lượng cà phê tiêu thụ trên thế giới ước tính đạt 158 triệu bao. Cà phê luôn là đồ uống được ưa chuộng và phổ biến nhất trên thế giới, ước tính mỗi tuần có tới 2,2 tỷ cốc cà phê được tiêu thụ trong đó Châu Âu là khu vực tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới với nhiều loại đồ uống như Espresso, Cappuccino, Latte... Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong những năm qua, mặt hàng cà phê luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển GDP. Với xu thế ngày càng tăng trong việc tiêu thụ cà phê, các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành sản xuất cà phê cũng đang có những bước phát triển mới để không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước nước ngoài.

     Tổng diện tích trồng cà phê Việt Nam trong năm 2017 đạt khoảng 662,2 nghìn ha, trong đó diện tích trồng cà phê Robusta chiếm tỷ trọng chủ yếu với 96%. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước (với khoảng 31% tổng diện tích gieo trồng). Về mặt xuất nhập khẩu, từ năm 2017-2018, Việt Nam có nhập khẩu một số lượng nhỏ các loại cà phê pha sẵn, cà phê rang và hạt cà phê tươi từ Brazil, Trung Quốc, Mỹ… (ước đạt hơn 1,06 triệu bao); trong 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam ghi nhận hơn 1.000 tấn cà phê xuất khẩu (tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2017) chủ yếu qua các thị trường Đức, Mỹ, Indonesia, Ý… Theo thông tin từ Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), việc thu mua cà phê từ các nông hộ chủ yếu do các thương lái thực hiện và bán lại cho các doanh nghiệp cà phê, hiện cả nước có khoảng 150 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, cùng hơn 3.000 đại lý tham gia thu mua cà phê. Số lượng doanh nghiệp FDI đầu tư vào ngành cà phê không lớn nhưng đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm cà phê chế biến sâu. Các doanh nghiệp nước ngoài đã có sự tăng trưởng vượt trội hơn so với các công ty của Việt Nam trong mảng bán lẻ cà phê với các doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành như NestléFuture Enterprises Pte... Doanh thu thuần của các doanh nghiệp cà phê trong năm 2017 đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 12-13% so với năm 2016, đây là một mức tăng tương đối cao nếu so với những ngành khác do do ngành cà phê Việt Nam đang có mức tăng trưởng cao trong vòng 3 năm qua.

     Về mặt các chính sách hỗ trợ từ phía phía nhà nước, trong năm 2015, Bộ Tài Chính đã ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015, có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Theo đó, về thuế xuất khẩu cà phê, các mặt hàng cà phê (mã HS 0901) xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất bằng 0%. Ngoài ra, thuế nhập khẩu cà phê còn được áp dụng theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong một số Hiệp định thương mại đã được Việt Nam ký kết thỏa thuận đa phương và song phương với các nước như: Đa phương trong phạm vi ASEAN (ATIGA/AFTA); ASEAN và các nước như Trung Quốc (ACFTA), Hàn Quốc (AKFTA), Nhật Bản (AJCEP), Ấn Độ (AIFTA)…; Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)… Cụ thể: Cà phê rang loại đã khử caffein áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 10%; Các loại khác như: Vỏ quả và vỏ lụa cà phê, các chất thay thế có mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 10%.

     Hiện nay, Việt Nam trồng hai loại cà phê chính là Arabica và Robusta ,trong đó, chủ yếu là cà phê Robusta, chiếm tới 96% sản lượng sản xuất cả nước. Diện tích trồng cà phê ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh Miền trung và Tây Nguyên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích trồng cà phê tại Việt Nam

Với diện tích và sản lượng cà phê tương đối lớn như vậy, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần nhập khẩu cà phê từ nước ngoài để phục vụ cho các chuỗi của hàng từ các thương hiệu nước ngoài như Starbucks, McCafé, Dunkin Donuts, và PJ's Coffee hay một số hãng cà phê Hàn Quốc đã mở rộng thị trường của tại các thành phố lớn của Việt Nam. Trong năm 2017 (theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan), một số công ty nhập khẩu cà phê lớn nhất có thể kể đến là công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Quế (chiếm 14,5% tỷ trọng) hay công ty TNHH Cà phê Outspan Việt Nam (với tỷ trọng 13,3% tỷ trọng). Đối với thị trường trong nước, có thể thấy thị phần được chia đều giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Trong năm 2017, Nestlé Vietnam là công ty có tỷ trọng doanh thu bán lẻ cao nhất cao nhất với mức 33,8%, đứng sau là Vinacafe Biên Hòa và Tập đoàn Trung Nguyên. Điều này cũng phần nào phản ánh đúng lợi thế cạnh tranh trên thị trường cà phê Việt Nam khi Nestlé Vietnam có khả năng tài chính tốt và nhiều kinh nghiệm chuyên môn quốc tế trong khi các công ty Việt Nam như Vinacafe Biên Hòa và Trung Nguyên hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của người dân địa phương.

Tỷ lệ % theo doanh thu của các DN cà phê

Ngoài các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực cà phê, hình thức kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê là loại hình phát triển nhanh nhất với doanh thu hàng năm tăng khoảng 32% (theo đánh giá của VICOFA). Sự tăng trưởng cao này là do việc mở rộng của các nhãn hiện cửa hàng cà phê hiện có và sự xâm nhập của các nhãn hiệu mới. Các chuỗi cửa hàng như Coffee Bean and Tea Leaf, Gloria Jeans, Coffee Concepts và Highlands cũng đang tiếp tục phát triển thêm cơ sở. Sự phát triển bùng nổ của các chuỗi cửa hàng cho thấy khách hàng ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của cửa hàng.

     Như vậy, có thể thấy thị trường kinh doanh cà phê tại Việt Nam đang gần như chỉ phụ thuộc vào những công ty nước ngoài và những tập đoàn lớn do họ có được nhiều lợi thế về nguồn vốn, máy móc, thương hiệu… Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện đang chưa có nhiều chỗ đứng trên thị trường cà phê Việt Nam và trên thế giới. Trong thời gian tới, với sự phát triển mạnh của lượng tiêu thụ trên thế giới, Việt Nam (với tư cách là nước đứng thứ 2 về sản lượng xuất cà phê trên thế giới) đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức để trở thành quốc gia đứng đầu trên thế giới.

 

Chia sẻ:   Facebook Google Twitter
ĐĂNG KÝ NHẬN KHUYẾN MÃI